Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Khí OXY(O2)

Khí OXY(O2)






Không khí chứa 78% khí N2 và 21% khi O2, hóa lỏng ở -183°C và cô đặc ở - 218.9°C. Ở áp suất không khí, khi O2 lỏng chỉ chiếm 1/854 thể tích khí của nó. Điều này cho phép số lượng lớn khi O2 được vận chuyển và lưu trữ ở thể lỏng làm lạnh.
Đặc tính quan trọng nhất của Oxy là khả năng phản ứng của nó. Chỉ có một số ít phân tử là không phản ứng với khi O2. Các tiến trình đốt cháy và Oxy hóa với môi trường giàu Oxy sẽ nhanh hơn trong môi trường không khí. Đặc tính này làm cho khi O2 trở nên cần thiết cho phần lớn các ứng dụng Công Nghiệp.
khi O2 cũng cần thiết cho sự trao đổi chất của nhiều cơ quan và có tính hòa tan cao trong nước, nó phù hợp cho nhiếu ứng dụng trong công nghệ môi trường và xử lý nước.


Các ứng dụng sử dụng khi O2

  • Hỗ trợ sự sống – khi O2 được sử dụng để phục hồi, lọc Oxy nhân tạo, gây tê, ổn định tim mạch và giảm độc trong bệnh viện và xe cấp cứu.
  • Sử dụng trong xử lý nước
  • Sử dụng trong đóng gói trái cây, thực vật, giử màu đỏ trong thịt và tránh điều kiện kị khí cho cá da trắng.
  • Ứng dụng trong thủy sản - thêm khi O2 vào nước trong các trại cá và duy trì sự sống của cá trong quá trình vận chuyển.
  • Sử dụng trong công nghiệp luyện Thép.
  • Sử dụng trong công nghiệp đóng tàu.
  • Sử dụng trong công nghiệp hàn cắt kim loại.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Khí Cacbonic (CO2)

Khí Cacbonic (CO2)







Khí CO2 , Khí Cacbonic (CO2)

Carbon dioxide (CO2) là một khí không vị, không màu, không mùi và không cháy, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành carbonic acid (H2CO3).
Đặc tính đặc biệt của carbon dioxide là tính trơ và độ hòa tan trong nước cao nên khi CO2 là một khí hỗ trợ lý tưởng đa dạng trong cuộc sống hằng ngày và trong công nghệ môi trường.
Trong công nghệ thực phẩm, khi CO2 được dùng để tạo gas cho nhiều thức uống, rất hữu dụng trong việc điều hòa nước uống và trung hòa nước thải. Ở thể lỏng được làm lạnh hoặc ở thể rắn (đá khô), khi CO2 được sử dụng như một môi trường làm lạnh ở nhiệt độ -79 °C.
Carbon dioxide có được một phần từ tài nguyên thiên nhiên và một phần từ khí thải công nghiệp. Khối lượng kinh tế đáng kể của carbon dioxide được phát sinh do sản xuất khí nhân tạo và ethylene oxide.
Tài nguyên thiên nhiên của CO2 có nhiều nhất tại các khu vực núi lửa, ở đây, khi CO2 đôi khi có ngay trên bề mặt, hoặc các giếng khoan mỏ trầm tích.

Các ứng dụng sử dụng khi CO2

  • Làm lạnh thực phẩm: được dùng giống như Nitơ lỏng, và phù hợp nhất cho các ứng dụng trộn lạnh sử dụng tuyết đá khô.
  • Đóng gói thức uống.
  • Dầu phục hồi tăng cường: độ hòa tan của hydrocarbon lỏng được dùng để làm tăng sự lưu thông của dầu bằng cách giảm độ nhớt, tăng thể tích và kích thích sự lưu thông.
  • Sơn: carbon dioxide siêu hạn được sử dụng như một chất pha lỏng dùng trong sơn phun, làm giảm 80% dung môi hữu cơ.
  • Chiết xuất thực phẩm: supercritical carbon dioxide được sử dụng trong việc chiết xuất màu và hương vị trong thực phẩm nhằm loại bỏ dầu và chất béo.
  • Tách và chiết xuất trong công nghiệp: khi CO2 siêu hạn được dùng trong các qui trình dược phẩm và hóa chất, hoặc là chất thay thế cho dung môi gốc hydrocarbon trong việc tẩy nhờn kim loại.
  • Tinh chế và nung chảy kim loại: dùng trong việc đổ khuôn và đúc, tuyết carbon dioxide được dùng để làm giảm sự hình thành oxide sắt.
  • Xử lý nước.
  • Xử lý chất thải.
  • Hỗ trợ sự sống: kết hợp với Oxy và các khí khác để kích thích việc thở nhanh hơn và sâu hơn và trợ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến hô hấp.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

KHÍ NITO

Khí N2 chiếm 78% thể tích không khí mà chúng ta thở. Ở nhiệt độ chuẩn khí Nitơ là một khí không màu, không mùi, không vị. Khí N2 không độc và là một khí trơ về phương diện Hóa Học. Khí Nitơ không dể cháy và có thể năng ngăn chặn các tiến trình cháy. Hơn nữa, nó có đặc tính gây ngạt, bởi vì nó hấp thụ Oxy. Dưới áp suất khí quyển Khí N2 hóa lỏng ớ nhiệt độ -196 °C.
Trong quá trình sử dụng khí Nitơ phải tuân thủ các hướng dẫn an toàn theo tiêu chuẩn IGV, EIGA, CGA
Khí Nitơ có nhiều ứng dụng trong lãnh vực Công Nghiệp và Nghiên Cứu
Các ứng dụng của Khí N2
  • Một trong những đặc tính hữu dụng của Khí N2 là tính trơ Hóa chất của nó.
  • Ở thể tinh khiết hoặc hổn hợp, khí Nitơ được sử dụng như một môi trường bảo vệ chống lại sự Oxy hóa, sự cháy bởi không khí, sự ô nhiễm bởi độ ẩm.
  • Ở thể tinh khiết, Khí N2 được sử dụng để làm loãng khí không cần thiết hoặc hơi nước, làm giảm sự đậm đặc của Oxy, sự cháy hoặc hơi độc.
  • Trong sự nhiệt luyện, khí Nitơ được sử dụng để bảo vệ bề mặt kim loại.
  • Trong đóng gói thực phẩm, khí Nitơ được pha trộn với khí carbon dioxide và oxy để làm khí Oxy trong quá trình đóng gói
tags: khi Argonkhi co2khi o2khi n2khi chuanco2c2h2khi cong nghiepargon



Sản xuất nhiên liệu sinh học

Báo Nhân Dân vừa có cuộc trao đổi với ông Lý Hồng Đức - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) xung quanh những vấn đề liên quan đến việc đưa xăng sinh học E5 kinh doanh thí điểm tại 20 cửa hàng, đại lý xăng dầu trên cả nước.
Tổng Công ty Dầu Việt Nam là một trong những nhà đầu tư chính trong sản xuất, phân phối, kinh doanh nhiên liệu sinh học (NLSH) cũng như phát triển vùng nguyên liệu chuẩn bị cung cấp cho ba nhà máy sản xuất ethanol ở Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước.

Ông Ðức cho hay, hiện NLSH được sử dụng phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Các nước Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu đều có kế hoạch sản xuất nhiên liệu thay thế ở quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng NLSH ngày càng tăng. Như vậy, thực tế là xăng E5 không phải là sản phẩm hoàn toàn mới.
Riêng về chất lượng xăng E5 do PV Oil sản xuất đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, từ nguyên liệu đầu vào (ethanol của Công ty Ðồng Xanh và xăng A92 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất) đến sản phẩm đầu ra (xăng sinh học E5 từ khi xuất kho đến tận trạm xăng dầu). Mỗi một mẻ xăng E5 trước khi xuất kho đều phải được chứng nhận hợp quy theo các quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường - Chất lượng Việt Nam. Ðơn vị thực hiện kiểm định là Quatest 1 và Quatest 3.
Về khả năng cung ứng xăng sinh học khi nhu cầu sử dụng tăng cao, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang xây dựng ba nhà máy ethanol tại Bình Phước, Quảng Ngãi và Phú Thọ có công suất 100 triệu lít/nhà máy/năm. Dự kiến, các nhà máy này sẽ đi vào sản xuất năm 2011 và chắc chắn sẽ bảo đảm khả năng cung ứng xăng sinh học cho thị trường cả nước.
Theo ông Đức, nguồn nhiên liệu từ hóa thạch không phải là vô hạn. Bản thân nó cũng không được tái tạo. Vì vậy, ngoài việc tiếp tục tìm kiếm thêm các mỏ dầu, mỏ than thì việc phát triển NLSH giúp các quốc gia chủ động hơn về nguồn nhiên liệu. NLSH còn đặc biệt có ý nghĩa với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá. Ðồng thời, sản phẩm này còn giúp ổn định tình hình năng lượng cho thế giới và bảo đảm an ninh năng lượng mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua, việc khai thác năng lượng sơ cấp tăng trung bình 16,4%. Sử dụng năng lượng sơ cấp tăng bình quân hơn 10%. Tốc độ tăng trưởng năng lượng tăng 11%, cao hơn tăng trưởng kinh tế 1,46 lần. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và với trữ lượng năng lượng hóa thạch hiện có thì khả năng khai thác dầu khí cũng chỉ đáp ứng trong vòng 30 - 40 năm nữa. Do vậy, cần sớm tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế và NLSH là một lựa chọn tất yếu.
Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực dẫn đến di dân từ nông thôn ra thành thị với tốc độ ngày càng cao, cùng với đô thị hóa nhanh và sự gia tăng các phương tiện giao thông làm không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tại, mức độ ô nhiễm tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động. Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu 4 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố năm 2007 đã đánh giá Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trong số sáu thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
Vì vậy, NLSH sẽ là giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu đáng kể các loại khí thải như CO, SOx, HC, NOx hạt bụi và khí CO2.
Được biết, nguyên liệu để sản xuất ethanol ở ba nhà máy đều sử dụng sắn lát khô. Do đó, để có nguồn nguyên liệu, các nhà máy cam kết hỗ trợ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật canh tác, bảo đảm nguồn thu mua ổn định... Như vậy, việc sản xuất ethanol từ sắn không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa mà còn cải thiện cuộc sống với nguồn thu nhập ổn định cho phần lớn nông dân ở các địa phương, rút ngắn dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.
Ðiều quan trọng là PVN không chỉ quan tâm đến sản xuất mà còn có kế hoạch quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, cũng như xây dựng hệ thống thu mua, tồn trữ, phân phối, bảo đảm cung cấp ổn định 100% nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy.



Về nguyên liệu thì năm 2009, sản lượng sắn cả nước đạt gần 10 triệu tấn. Mỗi năm nước ta xuất khẩu từ 1,2 đến hai triệu tấn sắn thô sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nước này nhập sắn cũng để sản xuất ethanol. Với việc phát triển NLSH, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu nguyên liệu sắn thô với giá trị thấp.
Từ năm 2012 đến năm 2014, các nhà máy ethanol của PVN và của các thành phần kinh tế khác cũng chỉ tiêu thụ hết 16% sản lượng sắn của cả nước. Riêng PV OIL đã có kế hoạch dài hạn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu đầu vào chất lượng cao cho các nhà máy. PV OIL sẽ áp dụng tiến bộ KHKT bằng việc liên kết với Viện KHKT nông nghiệp miền nam để đưa giống sắn và kỹ thuật canh tác mới, đưa sản lượng sắn bình quân đạt 18 - 25 nghìn tấn vào năm 2015. PV OIL cũng sẽ nghiên cứu giống mía cao sản và áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ để đạt năng suất 70 - 90 tấn/ha vào năm 2015.
Nói về lợi ích của nông dân khi bán nguyên liệu cho các nhà máy, ông Đức cho rằng, nông dân có nhiều lợi ích hơn, cụ thể như: Một là, so với sắn xuất khẩu, sắn bán cho nhà máy trong nước sẽ tiết kiệm cả chi phí vận chuyển và chi phí trung gian mà người nông dân sẽ được thụ hưởng. Hai là, giá sắn cũng như lượng sắn xuất khẩu phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới trong khi các nhà máy cam kết tiêu thụ ổn định với mức giá sàn bảo đảm thu nhập cho nông dân. Ba là, khác với các thương gia nước ngoài, chúng tôi cam kết bảo đảm ổn định đời sống cho nông dân trồng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy những người sẽ gắn bó lâu dài trong chương trình NLSH của quốc gia.
Nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp nhưng chưa được phát huy tối đa. Nông thôn, nông nghiệp có "mỏ dầu" năng lượng sinh học từ lâu nhưng tiềm năng chưa được khai thác. Với định hướng phát triển NLSH thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Chính phủ Việt Nam đã mở ra hướng đi mới nâng cao đời sống của nông dân, xã viên, góp phần thiết thực xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương trong cả nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

NG là gì?

Giới thiệu NG (NATURAL GAS)

Khí thiên nhiên thành phần chủ yếu là methane (CH4) là loại khí được hình thành từ nhiều cách, từ chuyển hóa trong cơ thể động vật nhai lại, được hình thành từ phân hủy chất thải hữu cơ, mùn, bả thực vật. Được tạo ra bởi những nứt gãy, kiến tạo địa chất. Trong khai thác dầu khí, cùng với dầu gọi là khí đồng hành, trong các mỏ khí, trong mỏ than.

Qua khai thác dầu tập đoàn dầu khí Việt Nam thu được khí thiên nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Bạch Hổ, Rạng Đông Hồng Ngọc, Sư Tử Trắng, … và còn phát hiện hơn 50 mỏ khác tạo con số trữ lượng khí trên 400 tỷ m3 và các phát hiện khác tạo thông số tăng trưởng trữ lượng hằng năm khoảng 26 tỷ m3. Và còn tìm tàng ở các vùng bể sông Hồng, Phú Khánh, Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Côn Sơn, bể Cửu Long, bể Mã Lai và trên đất liền hứa hẹn con số trữ lượng đáng kể chưa thể công bố .

- Sau đây là các tính chất về khí thiên nhiên :
+ Tỷ khối khí thiên nhiên khoảng 0.64 ÷ 0.68.
+ Tỷ khối của methane là 0.717 kg/m3.
+ Nhiệt lượng 10,080 Kcalo/m3
+ Khí C02 thải ra của khí thiên nhiên thấp nhất (g/106 J) NG = 50.3, LPG = 59.76, xăng = 67.07, D0 = 69.22.

- Giảm 84 % bụi do cháy.
- Giảm 60 % S0x.
- Giảm 41 % C0 (Cacbon monoxide).
- Giảm 28 % C02 (Cacbon dioxide).
- Giảm 17 % N0x ( oxid ni tơ).
- Giảm 92 % các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
- Giảm 100 % lượng khí thải bay hơi.
- Mưa axid hầu như không có do không chứa lưu huỳnh.
- Không ô nhiễm nước ngầm do tỷ trọng nhẹ hơn không khí nên bay hơi.
- Tiếng ồn giảm hơn 30-50% so với xăng, diesel (thông số của bộ tài nguyên Canada).
+ Giá khí rẻ hơn xăng, dầu 30-40%
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Công nghệ thu hồi CO2 từ ống khói

ông nghệ thu hồi CO2 từ ống khói

Mỹ đang thử nghiệm rộng rãi công nghệ mới trong việc xử lý khí thải CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Theo đó, khí CO2 sẽ được hút trực tiếp từ ống khói trước khi nó kịp thoát vào không khí.
“Chúng ta có cơ sở tin rằng, công nghệ mới sẽ đóng góp lớn cho việc giải quyết vấn đề khí thải, nhất là kỹ thuật hút, giữ và xử lý biệt lập khí carbon ”, .
Trước nay, những nỗ lực giải quyết khí CO2 tập trung theo 2 hướng: Thứ nhất là thay thế nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng khác không sản sinh CO2, như năng lượng hạt nhân, nhiệt mặt trời hoặc sức gió.
Thứ hai là ưu tiên sản xuất các phương tiện hoặc vật dụng tiêu thụ ít năng lượng, hoặc dùng điện thay cho khí đốt, ví dụ ôtô điện, xe điện… Các biện pháp này tuy hạn chế khối lượng khí CO2 thải ra, nhưng vẫn chưa triệt để, bởi lượng khí thải thoát ra từ các ống khói nhà máy hiện nay vẫn là quá lớn. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ hút khí CO2 trực tiếp từ ống khói, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là hướng giải quyết cho tương lai.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới còn đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do giá thành xử lý quá đắt. Giá xử lý một tấn khí thải CO2 hiện là 2,75 USD, nhưng với công nghệ này, mức giá lên cao gấp 15-20 lần.
Một vấn đề nữa là nên cất giữ khí thải ở đâu? Theo các chuyên gia, nếu thế giới vẫn tiêu thụ nhiên liệu khí đốt như hiện nay thì các “bãi thải ngầm” (chôn khí CO2) dưới lòng đất sẽ đầy ắp trong vòng mấy chục năm nữa.
Hiện nay hàng năm có khoảng 25 tỷ tấn khí carbon (tức 25 triệu tấn/ngày) được dẫn xuống biển. Đa số các nhà khoa học cho rằng, đây là một biện pháp khá an toàn. Tuy nhiên, các nhà môi trường cảnh báo, khí CO2 có thể gây hại cho các sinh vật sống ở đáy biển, vì làm cho nước ở đó chua hơn. Mặt khác, nếu sơ suất, có thể mấy trăm năm nữa, lượng khí CO2 khổng lồ bị “nhốt” dưới đáy biển sẽ bùng thoát lên. Một thảm hoạ loại này đã xảy ra năm 1986 ở Cameroon , khi lượng khí CO2 tích tụ hàng nghìn năm từ đáy hồ Nyos đột ngột thoát lên, dìm chết 1.700 người.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Biến CO2 thành khí đốt tự nhiên

Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ biến khí thải CO2 thành khí đốt tự nhiên mêtan, bằng cách bơm CO2 xuống mỏ than dưới đáy biển và “nhờ” các vi sinh vật đặc biệt ở đó chuyển CO2 thành khí đốt tự nhiên.
Dự án này thành công, Nhật Bản thu được một nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ
Dự án này thành công, Nhật Bản thu được một nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ
Việc bơm CO2 vào lòng đất nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã được nhiều nước thực hiện, nhưng Nhật Bản là nước đầu tiên thử nghiệm biến CO2 thành năng lượng.
Mỏ than ở ngoài khơi bán đảo Shimokita thuộc tỉnh Aomori đã được chọn làm nơi chôn khí CO2. Ở độ sâu 2.000 – 4.000m dưới đáy biển, tầng than đá có nhiệt lượng thấp (gọi là than non) ở khu vực này rất rộng lớn và ở trạng thái rỗng, dễ hấp thu khí và chất lỏng.
Từ năm 2006, Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã sử dụng tàu khảo sát lòng đất “Chikyu” khoan sâu 650m dưới đáy biển. Họ xác định có “vi khuẩn sinh khí mêtan” để biến CO2 thành mêtan.
Các nhà khoa học đã tính đến việc bơm khi CO2 xuống tầng than non này bằng đường ống từ nhà máy nhiệt điện có thiết bị thu khí CO2, sau đó thu khí mêtan lại để sử dụng cho nhà máy nhiệt điện đó.
Vấn đề hiện nay nằm ở khả năng của vi khuẩn sinh khí mêtan. Ở trong lòng đất, việc chuyển đổi từ CO2 thành mêtan mất từ 100 triệu đến 10 tỷ năm. Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đặt mục tiêu trong vòng 3-5 năm tới sẽ phát triển thành công kỹ thuật nâng cao năng lực của loại vi khuẩn có thể biến CO2 thành khí mêtan trong vòng 100 năm, bằng cách sử dụng hiệu quả chất dinh dưỡng lấy từ tầng than non.
Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản ước tính mỗi năm có thể bơm tới 200 tỷ tấn khí CO2, tức là gấp 100 lần lượng khí thải CO2 của Nhật Bản, xuống tầng than non trải dài từ Đông Bắc Nhật Bản tới vùng biển ngoài khơi tỉnh Hokkaido.
Nếu dự án này thành công, trong tương lai, Nhật Bản có khả năng vừa giải quyết được lượng khí thải CO2, vừa thu được một nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon