Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Khí OXY(O2)

Khí OXY(O2)






Không khí chứa 78% khí N2 và 21% khi O2, hóa lỏng ở -183°C và cô đặc ở - 218.9°C. Ở áp suất không khí, khi O2 lỏng chỉ chiếm 1/854 thể tích khí của nó. Điều này cho phép số lượng lớn khi O2 được vận chuyển và lưu trữ ở thể lỏng làm lạnh.
Đặc tính quan trọng nhất của Oxy là khả năng phản ứng của nó. Chỉ có một số ít phân tử là không phản ứng với khi O2. Các tiến trình đốt cháy và Oxy hóa với môi trường giàu Oxy sẽ nhanh hơn trong môi trường không khí. Đặc tính này làm cho khi O2 trở nên cần thiết cho phần lớn các ứng dụng Công Nghiệp.
khi O2 cũng cần thiết cho sự trao đổi chất của nhiều cơ quan và có tính hòa tan cao trong nước, nó phù hợp cho nhiếu ứng dụng trong công nghệ môi trường và xử lý nước.


Các ứng dụng sử dụng khi O2

  • Hỗ trợ sự sống – khi O2 được sử dụng để phục hồi, lọc Oxy nhân tạo, gây tê, ổn định tim mạch và giảm độc trong bệnh viện và xe cấp cứu.
  • Sử dụng trong xử lý nước
  • Sử dụng trong đóng gói trái cây, thực vật, giử màu đỏ trong thịt và tránh điều kiện kị khí cho cá da trắng.
  • Ứng dụng trong thủy sản - thêm khi O2 vào nước trong các trại cá và duy trì sự sống của cá trong quá trình vận chuyển.
  • Sử dụng trong công nghiệp luyện Thép.
  • Sử dụng trong công nghiệp đóng tàu.
  • Sử dụng trong công nghiệp hàn cắt kim loại.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Khí Cacbonic (CO2)

Khí Cacbonic (CO2)







Khí CO2 , Khí Cacbonic (CO2)

Carbon dioxide (CO2) là một khí không vị, không màu, không mùi và không cháy, khi kết hợp với nước sẽ tạo thành carbonic acid (H2CO3).
Đặc tính đặc biệt của carbon dioxide là tính trơ và độ hòa tan trong nước cao nên khi CO2 là một khí hỗ trợ lý tưởng đa dạng trong cuộc sống hằng ngày và trong công nghệ môi trường.
Trong công nghệ thực phẩm, khi CO2 được dùng để tạo gas cho nhiều thức uống, rất hữu dụng trong việc điều hòa nước uống và trung hòa nước thải. Ở thể lỏng được làm lạnh hoặc ở thể rắn (đá khô), khi CO2 được sử dụng như một môi trường làm lạnh ở nhiệt độ -79 °C.
Carbon dioxide có được một phần từ tài nguyên thiên nhiên và một phần từ khí thải công nghiệp. Khối lượng kinh tế đáng kể của carbon dioxide được phát sinh do sản xuất khí nhân tạo và ethylene oxide.
Tài nguyên thiên nhiên của CO2 có nhiều nhất tại các khu vực núi lửa, ở đây, khi CO2 đôi khi có ngay trên bề mặt, hoặc các giếng khoan mỏ trầm tích.

Các ứng dụng sử dụng khi CO2

  • Làm lạnh thực phẩm: được dùng giống như Nitơ lỏng, và phù hợp nhất cho các ứng dụng trộn lạnh sử dụng tuyết đá khô.
  • Đóng gói thức uống.
  • Dầu phục hồi tăng cường: độ hòa tan của hydrocarbon lỏng được dùng để làm tăng sự lưu thông của dầu bằng cách giảm độ nhớt, tăng thể tích và kích thích sự lưu thông.
  • Sơn: carbon dioxide siêu hạn được sử dụng như một chất pha lỏng dùng trong sơn phun, làm giảm 80% dung môi hữu cơ.
  • Chiết xuất thực phẩm: supercritical carbon dioxide được sử dụng trong việc chiết xuất màu và hương vị trong thực phẩm nhằm loại bỏ dầu và chất béo.
  • Tách và chiết xuất trong công nghiệp: khi CO2 siêu hạn được dùng trong các qui trình dược phẩm và hóa chất, hoặc là chất thay thế cho dung môi gốc hydrocarbon trong việc tẩy nhờn kim loại.
  • Tinh chế và nung chảy kim loại: dùng trong việc đổ khuôn và đúc, tuyết carbon dioxide được dùng để làm giảm sự hình thành oxide sắt.
  • Xử lý nước.
  • Xử lý chất thải.
  • Hỗ trợ sự sống: kết hợp với Oxy và các khí khác để kích thích việc thở nhanh hơn và sâu hơn và trợ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến hô hấp.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

KHÍ NITO

Khí N2 chiếm 78% thể tích không khí mà chúng ta thở. Ở nhiệt độ chuẩn khí Nitơ là một khí không màu, không mùi, không vị. Khí N2 không độc và là một khí trơ về phương diện Hóa Học. Khí Nitơ không dể cháy và có thể năng ngăn chặn các tiến trình cháy. Hơn nữa, nó có đặc tính gây ngạt, bởi vì nó hấp thụ Oxy. Dưới áp suất khí quyển Khí N2 hóa lỏng ớ nhiệt độ -196 °C.
Trong quá trình sử dụng khí Nitơ phải tuân thủ các hướng dẫn an toàn theo tiêu chuẩn IGV, EIGA, CGA
Khí Nitơ có nhiều ứng dụng trong lãnh vực Công Nghiệp và Nghiên Cứu
Các ứng dụng của Khí N2
  • Một trong những đặc tính hữu dụng của Khí N2 là tính trơ Hóa chất của nó.
  • Ở thể tinh khiết hoặc hổn hợp, khí Nitơ được sử dụng như một môi trường bảo vệ chống lại sự Oxy hóa, sự cháy bởi không khí, sự ô nhiễm bởi độ ẩm.
  • Ở thể tinh khiết, Khí N2 được sử dụng để làm loãng khí không cần thiết hoặc hơi nước, làm giảm sự đậm đặc của Oxy, sự cháy hoặc hơi độc.
  • Trong sự nhiệt luyện, khí Nitơ được sử dụng để bảo vệ bề mặt kim loại.
  • Trong đóng gói thực phẩm, khí Nitơ được pha trộn với khí carbon dioxide và oxy để làm khí Oxy trong quá trình đóng gói
tags: khi Argonkhi co2khi o2khi n2khi chuanco2c2h2khi cong nghiepargon



Sản xuất nhiên liệu sinh học

Báo Nhân Dân vừa có cuộc trao đổi với ông Lý Hồng Đức - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) xung quanh những vấn đề liên quan đến việc đưa xăng sinh học E5 kinh doanh thí điểm tại 20 cửa hàng, đại lý xăng dầu trên cả nước.
Tổng Công ty Dầu Việt Nam là một trong những nhà đầu tư chính trong sản xuất, phân phối, kinh doanh nhiên liệu sinh học (NLSH) cũng như phát triển vùng nguyên liệu chuẩn bị cung cấp cho ba nhà máy sản xuất ethanol ở Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước.

Ông Ðức cho hay, hiện NLSH được sử dụng phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Các nước Mỹ, Nhật Bản, các nước châu Âu đều có kế hoạch sản xuất nhiên liệu thay thế ở quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng NLSH ngày càng tăng. Như vậy, thực tế là xăng E5 không phải là sản phẩm hoàn toàn mới.
Riêng về chất lượng xăng E5 do PV Oil sản xuất đều được kiểm soát chất lượng chặt chẽ, từ nguyên liệu đầu vào (ethanol của Công ty Ðồng Xanh và xăng A92 của Nhà máy lọc dầu Dung Quất) đến sản phẩm đầu ra (xăng sinh học E5 từ khi xuất kho đến tận trạm xăng dầu). Mỗi một mẻ xăng E5 trước khi xuất kho đều phải được chứng nhận hợp quy theo các quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Ðo lường - Chất lượng Việt Nam. Ðơn vị thực hiện kiểm định là Quatest 1 và Quatest 3.
Về khả năng cung ứng xăng sinh học khi nhu cầu sử dụng tăng cao, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang xây dựng ba nhà máy ethanol tại Bình Phước, Quảng Ngãi và Phú Thọ có công suất 100 triệu lít/nhà máy/năm. Dự kiến, các nhà máy này sẽ đi vào sản xuất năm 2011 và chắc chắn sẽ bảo đảm khả năng cung ứng xăng sinh học cho thị trường cả nước.
Theo ông Đức, nguồn nhiên liệu từ hóa thạch không phải là vô hạn. Bản thân nó cũng không được tái tạo. Vì vậy, ngoài việc tiếp tục tìm kiếm thêm các mỏ dầu, mỏ than thì việc phát triển NLSH giúp các quốc gia chủ động hơn về nguồn nhiên liệu. NLSH còn đặc biệt có ý nghĩa với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá. Ðồng thời, sản phẩm này còn giúp ổn định tình hình năng lượng cho thế giới và bảo đảm an ninh năng lượng mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam trong hơn 10 năm qua, việc khai thác năng lượng sơ cấp tăng trung bình 16,4%. Sử dụng năng lượng sơ cấp tăng bình quân hơn 10%. Tốc độ tăng trưởng năng lượng tăng 11%, cao hơn tăng trưởng kinh tế 1,46 lần. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và với trữ lượng năng lượng hóa thạch hiện có thì khả năng khai thác dầu khí cũng chỉ đáp ứng trong vòng 30 - 40 năm nữa. Do vậy, cần sớm tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế và NLSH là một lựa chọn tất yếu.
Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực dẫn đến di dân từ nông thôn ra thành thị với tốc độ ngày càng cao, cùng với đô thị hóa nhanh và sự gia tăng các phương tiện giao thông làm không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Hiện tại, mức độ ô nhiễm tại các thành phố lớn của Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động. Báo cáo triển vọng môi trường toàn cầu 4 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố năm 2007 đã đánh giá Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trong số sáu thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới.
Vì vậy, NLSH sẽ là giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường nhờ giảm thiểu đáng kể các loại khí thải như CO, SOx, HC, NOx hạt bụi và khí CO2.
Được biết, nguyên liệu để sản xuất ethanol ở ba nhà máy đều sử dụng sắn lát khô. Do đó, để có nguồn nguyên liệu, các nhà máy cam kết hỗ trợ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật canh tác, bảo đảm nguồn thu mua ổn định... Như vậy, việc sản xuất ethanol từ sắn không chỉ giúp xóa đói, giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa mà còn cải thiện cuộc sống với nguồn thu nhập ổn định cho phần lớn nông dân ở các địa phương, rút ngắn dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương.
Ðiều quan trọng là PVN không chỉ quan tâm đến sản xuất mà còn có kế hoạch quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu tập trung, cũng như xây dựng hệ thống thu mua, tồn trữ, phân phối, bảo đảm cung cấp ổn định 100% nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy.



Về nguyên liệu thì năm 2009, sản lượng sắn cả nước đạt gần 10 triệu tấn. Mỗi năm nước ta xuất khẩu từ 1,2 đến hai triệu tấn sắn thô sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nước này nhập sắn cũng để sản xuất ethanol. Với việc phát triển NLSH, Việt Nam sẽ giảm xuất khẩu nguyên liệu sắn thô với giá trị thấp.
Từ năm 2012 đến năm 2014, các nhà máy ethanol của PVN và của các thành phần kinh tế khác cũng chỉ tiêu thụ hết 16% sản lượng sắn của cả nước. Riêng PV OIL đã có kế hoạch dài hạn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu đầu vào chất lượng cao cho các nhà máy. PV OIL sẽ áp dụng tiến bộ KHKT bằng việc liên kết với Viện KHKT nông nghiệp miền nam để đưa giống sắn và kỹ thuật canh tác mới, đưa sản lượng sắn bình quân đạt 18 - 25 nghìn tấn vào năm 2015. PV OIL cũng sẽ nghiên cứu giống mía cao sản và áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ để đạt năng suất 70 - 90 tấn/ha vào năm 2015.
Nói về lợi ích của nông dân khi bán nguyên liệu cho các nhà máy, ông Đức cho rằng, nông dân có nhiều lợi ích hơn, cụ thể như: Một là, so với sắn xuất khẩu, sắn bán cho nhà máy trong nước sẽ tiết kiệm cả chi phí vận chuyển và chi phí trung gian mà người nông dân sẽ được thụ hưởng. Hai là, giá sắn cũng như lượng sắn xuất khẩu phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới trong khi các nhà máy cam kết tiêu thụ ổn định với mức giá sàn bảo đảm thu nhập cho nông dân. Ba là, khác với các thương gia nước ngoài, chúng tôi cam kết bảo đảm ổn định đời sống cho nông dân trồng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy những người sẽ gắn bó lâu dài trong chương trình NLSH của quốc gia.
Nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp nhưng chưa được phát huy tối đa. Nông thôn, nông nghiệp có "mỏ dầu" năng lượng sinh học từ lâu nhưng tiềm năng chưa được khai thác. Với định hướng phát triển NLSH thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Chính phủ Việt Nam đã mở ra hướng đi mới nâng cao đời sống của nông dân, xã viên, góp phần thiết thực xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương trong cả nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

NG là gì?

Giới thiệu NG (NATURAL GAS)

Khí thiên nhiên thành phần chủ yếu là methane (CH4) là loại khí được hình thành từ nhiều cách, từ chuyển hóa trong cơ thể động vật nhai lại, được hình thành từ phân hủy chất thải hữu cơ, mùn, bả thực vật. Được tạo ra bởi những nứt gãy, kiến tạo địa chất. Trong khai thác dầu khí, cùng với dầu gọi là khí đồng hành, trong các mỏ khí, trong mỏ than.

Qua khai thác dầu tập đoàn dầu khí Việt Nam thu được khí thiên nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ, Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây, Bạch Hổ, Rạng Đông Hồng Ngọc, Sư Tử Trắng, … và còn phát hiện hơn 50 mỏ khác tạo con số trữ lượng khí trên 400 tỷ m3 và các phát hiện khác tạo thông số tăng trưởng trữ lượng hằng năm khoảng 26 tỷ m3. Và còn tìm tàng ở các vùng bể sông Hồng, Phú Khánh, Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Côn Sơn, bể Cửu Long, bể Mã Lai và trên đất liền hứa hẹn con số trữ lượng đáng kể chưa thể công bố .

- Sau đây là các tính chất về khí thiên nhiên :
+ Tỷ khối khí thiên nhiên khoảng 0.64 ÷ 0.68.
+ Tỷ khối của methane là 0.717 kg/m3.
+ Nhiệt lượng 10,080 Kcalo/m3
+ Khí C02 thải ra của khí thiên nhiên thấp nhất (g/106 J) NG = 50.3, LPG = 59.76, xăng = 67.07, D0 = 69.22.

- Giảm 84 % bụi do cháy.
- Giảm 60 % S0x.
- Giảm 41 % C0 (Cacbon monoxide).
- Giảm 28 % C02 (Cacbon dioxide).
- Giảm 17 % N0x ( oxid ni tơ).
- Giảm 92 % các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
- Giảm 100 % lượng khí thải bay hơi.
- Mưa axid hầu như không có do không chứa lưu huỳnh.
- Không ô nhiễm nước ngầm do tỷ trọng nhẹ hơn không khí nên bay hơi.
- Tiếng ồn giảm hơn 30-50% so với xăng, diesel (thông số của bộ tài nguyên Canada).
+ Giá khí rẻ hơn xăng, dầu 30-40%
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Công nghệ thu hồi CO2 từ ống khói

ông nghệ thu hồi CO2 từ ống khói

Mỹ đang thử nghiệm rộng rãi công nghệ mới trong việc xử lý khí thải CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Theo đó, khí CO2 sẽ được hút trực tiếp từ ống khói trước khi nó kịp thoát vào không khí.
“Chúng ta có cơ sở tin rằng, công nghệ mới sẽ đóng góp lớn cho việc giải quyết vấn đề khí thải, nhất là kỹ thuật hút, giữ và xử lý biệt lập khí carbon ”, .
Trước nay, những nỗ lực giải quyết khí CO2 tập trung theo 2 hướng: Thứ nhất là thay thế nhiên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ bằng các nguồn năng lượng khác không sản sinh CO2, như năng lượng hạt nhân, nhiệt mặt trời hoặc sức gió.
Thứ hai là ưu tiên sản xuất các phương tiện hoặc vật dụng tiêu thụ ít năng lượng, hoặc dùng điện thay cho khí đốt, ví dụ ôtô điện, xe điện… Các biện pháp này tuy hạn chế khối lượng khí CO2 thải ra, nhưng vẫn chưa triệt để, bởi lượng khí thải thoát ra từ các ống khói nhà máy hiện nay vẫn là quá lớn. Các nhà khoa học cho biết, công nghệ hút khí CO2 trực tiếp từ ống khói, nếu được áp dụng rộng rãi sẽ là hướng giải quyết cho tương lai.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ mới còn đang gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do giá thành xử lý quá đắt. Giá xử lý một tấn khí thải CO2 hiện là 2,75 USD, nhưng với công nghệ này, mức giá lên cao gấp 15-20 lần.
Một vấn đề nữa là nên cất giữ khí thải ở đâu? Theo các chuyên gia, nếu thế giới vẫn tiêu thụ nhiên liệu khí đốt như hiện nay thì các “bãi thải ngầm” (chôn khí CO2) dưới lòng đất sẽ đầy ắp trong vòng mấy chục năm nữa.
Hiện nay hàng năm có khoảng 25 tỷ tấn khí carbon (tức 25 triệu tấn/ngày) được dẫn xuống biển. Đa số các nhà khoa học cho rằng, đây là một biện pháp khá an toàn. Tuy nhiên, các nhà môi trường cảnh báo, khí CO2 có thể gây hại cho các sinh vật sống ở đáy biển, vì làm cho nước ở đó chua hơn. Mặt khác, nếu sơ suất, có thể mấy trăm năm nữa, lượng khí CO2 khổng lồ bị “nhốt” dưới đáy biển sẽ bùng thoát lên. Một thảm hoạ loại này đã xảy ra năm 1986 ở Cameroon , khi lượng khí CO2 tích tụ hàng nghìn năm từ đáy hồ Nyos đột ngột thoát lên, dìm chết 1.700 người.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Biến CO2 thành khí đốt tự nhiên

Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã bắt tay vào việc phát triển công nghệ biến khí thải CO2 thành khí đốt tự nhiên mêtan, bằng cách bơm CO2 xuống mỏ than dưới đáy biển và “nhờ” các vi sinh vật đặc biệt ở đó chuyển CO2 thành khí đốt tự nhiên.
Dự án này thành công, Nhật Bản thu được một nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ
Dự án này thành công, Nhật Bản thu được một nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ
Việc bơm CO2 vào lòng đất nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đã được nhiều nước thực hiện, nhưng Nhật Bản là nước đầu tiên thử nghiệm biến CO2 thành năng lượng.
Mỏ than ở ngoài khơi bán đảo Shimokita thuộc tỉnh Aomori đã được chọn làm nơi chôn khí CO2. Ở độ sâu 2.000 – 4.000m dưới đáy biển, tầng than đá có nhiệt lượng thấp (gọi là than non) ở khu vực này rất rộng lớn và ở trạng thái rỗng, dễ hấp thu khí và chất lỏng.
Từ năm 2006, Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản đã sử dụng tàu khảo sát lòng đất “Chikyu” khoan sâu 650m dưới đáy biển. Họ xác định có “vi khuẩn sinh khí mêtan” để biến CO2 thành mêtan.
Các nhà khoa học đã tính đến việc bơm khi CO2 xuống tầng than non này bằng đường ống từ nhà máy nhiệt điện có thiết bị thu khí CO2, sau đó thu khí mêtan lại để sử dụng cho nhà máy nhiệt điện đó.
Vấn đề hiện nay nằm ở khả năng của vi khuẩn sinh khí mêtan. Ở trong lòng đất, việc chuyển đổi từ CO2 thành mêtan mất từ 100 triệu đến 10 tỷ năm. Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đặt mục tiêu trong vòng 3-5 năm tới sẽ phát triển thành công kỹ thuật nâng cao năng lực của loại vi khuẩn có thể biến CO2 thành khí mêtan trong vòng 100 năm, bằng cách sử dụng hiệu quả chất dinh dưỡng lấy từ tầng than non.
Cơ quan Nghiên cứu&Phát triển Hải dương Nhật Bản ước tính mỗi năm có thể bơm tới 200 tỷ tấn khí CO2, tức là gấp 100 lần lượng khí thải CO2 của Nhật Bản, xuống tầng than non trải dài từ Đông Bắc Nhật Bản tới vùng biển ngoài khơi tỉnh Hokkaido.
Nếu dự án này thành công, trong tương lai, Nhật Bản có khả năng vừa giải quyết được lượng khí thải CO2, vừa thu được một nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ.
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Một số phương pháp sản xuất LPG

1. Phương pháp nén (khi cong nghiep)
Nguyên tắc của phương pháp là nguyên liệu được đưa vào tháp chưng sẽ tách ra các khí hydrocacbon chủ yếu từ C2 tới C4. Các khí này được đưa vào máy nén tới áp suất p = 1,2 – 1,5 MPa, hóa lỏng, rồi được đưa sang tháp tách etan và tháp tách propan. Sản phẩm của quá trình là etan, propan, butan


2. Phương pháp làm lạnh theo bậc
Nguyên tắc chung của phương pháp là dòng khí nguyên liệu được làm lạnh theo hai bậc (bậc thứ nhất tác nhân lạnh là propan, bậc thứ hai tác nhân lạnh là etan). Bằng các quá trình làm lạnh này, khí được hóa lỏng đi vào các tháp tách metan, tháp tách etan, tháp tách propan và tháp tách butan. Sản phẩm thu được sau mỗi tháp tách là metan, etan, propan, butan và xăng nhẹ.


3. Phương pháp làm lạnh bằng giãn nở khí
Nguyên tắc chung của phương pháp là sử dụng chu trình làm lạnh trong bằng phương pháp giãn nở, khí nguyên liệu sẽ được làm lạnh và hóa lỏng. Sau đó đi vào tháp tách metan, khí metan sẽ được tách ra và đưa đi làm khí đốt. Sản phẩm của quá trình là LPG và xăng tự nhiên.


4. Phương pháp hấp thụ
Nguyên liệu được đưa vào tháp chưng cất phân đoạn để thu các khí phục vụ quá trình chế biến. Khí được đưa qua máy nén rồi đi vào tháp tách etan; sản phẩm đáy tháp là LPG. Phân đoạn naphta của quá trình chưng cất được sử dụng làm tác nhân hấp thụ. Đi ra khỏi tháp hấp thụ là etan, naphta được tuần hoàn liên tục trong quá trình.

Khí hóa lỏng là gỉ?

Khi Cong Nghiep - Khí hóa lỏng (còn gọi là LPG, GPL, LP Gas, hoặc autogas) là một hỗn hợp dễ cháy của hydrocarbongases được sử dụng làm nhiên liệu trong các thiết bị sưởi ấm và xe cộ. ngày nay càng được sử dụng như một chất nổ đẩy aerosol và chất làm lạnh, thay thế chlorofluorocarbons trong một nỗ lực để giảm thiệt hại đến tầng ôzôn.

Thành phần LPG mua và bán bao gồm hỗn hợp mà chủ yếu là propan (C3H8); chủ yếu là butan (C4H10) và, phổ biến nhất, hỗn hợp bao gồm cả propane và butane, tùy theo mùa - trong propane mùa đông nhiều hơn, trong mùa hè hơn butan. Propylene và butylenes thường cũng có mặt ở nồng độ nhỏ. Một mùi mạnh mẽ, ethanethiol, được thêm vào để khi rò rỉ có thể được phát hiện dễ dàng. Các tiêu chuẩn quốc tế là EN 589. Trong thiophene Hoa Kỳ, hay mecaptan amilic cũng chấp thuận odorants.

LPG là tổng hợp của dầu mỏ tinh chế hoặc "ướt" khí đốt tự nhiên, và thường bắt nguồn từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch, được sản xuất trong tinh chế dầu thô, hoặc chiết xuất từ ​​dầu hoặc khí suối khi chúng xuất hiện từ mặt đất. Nó lần đầu tiên được sản xuất vào năm 1910 bởi Tiến sĩ Walter Snelling, và các sản phẩm thương mại đầu tiên xuất hiện vào năm 1912. Nó hiện đang cung cấp khoảng 3% năng lượng tiêu thụ, và bỏng sạch sẽ và không có mùi và rất ít phát thải khí lưu huỳnh, đặt ra mối nguy hiểm không có đất hoặc ô nhiễm nguồn nước. LPG có một giá trị tiêu biểu cụ thể nhiệt của 46,1 MJ / kg so với 42,5 MJ / kg đối với dầu nhiên liệu và 43,5 MJ / kg đối với loại xăng cao cấp (xăng dầu). [1] Tuy nhiên, mật độ năng lượng trên một đơn vị khối lượng của 26 MJ / l thấp hơn hoặc là nhiên liệu xăng dầu [cần dẫn nguồn].

LPG sẽ bay hơi ở nhiệt độ bình thường và áp lực và được cung cấp bằng thép chịu áp lực cylinders.They thường đầy từ 80% và 85% công suất của họ cho phép mở rộng nhiệt của chất lỏng chứa. Tỷ lệ giữa khối lượng của khí bay hơi và khí hóa lỏng khác nhau tùy thuộc vào thành phần, áp suất, và nhiệt độ, nhưng thường là khoảng 250:1. Áp lực mà trở nên lỏng LPG, gọi là áp suất hơi của nó, tương tự thay đổi tùy theo thành phần và nhiệt độ, ví dụ, nó là khoảng 220 kilopascals (2,2 bar) cho butan tinh khiết tại 20 ° C (68 ° F), và khoảng 2,2 megapascals (22 bar) cho propan nguyên chất ở 55 ° C (131 ° F). LPG nặng hơn không khí, và do đó sẽ chảy dọc theo sàn nhà và có xu hướng giải quyết tại các điểm thấp, như tầng hầm. Điều này có thể gây cháy hoặc ngạt thở nguy hiểm nếu không được xử lý.

Một lượng lớn khí đốt hóa lỏng có thể được lưu trữ trong các bình lớn và có thể được chôn dưới lòng đất.

tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Khí Argon

Argon là một loại khí trơ không mùi, không màu nặng hơn không khí. Đặc tính hóa học quan trọng nhất của Argon là tính trơ của nó. Điều này khiến cho Argon trở thành một loại khí bảo vệ lý tưởng ngay cả trong môi trường nhiệt, thường dùng trong lãnh vực luyện kim và hàn.
Các ứng dụng dùng khí Argon
Nhiệt luyện: đối với các kim loại dể phản ứng với khí Nitơ, hoặc cần bảo vệ khỏi khí Nitơ, thì khí Argon là một môi trường bảo vệ lý tưởng.
Làm trơ và làm sạch: được dùng cho các bồn chứa và ống dẫn trong các nhà máy dược phẩm và hóa chất.
Tinh chế kim loại.
Ứng dụng chất bán dẫn.
Hàn: ở dạng tinh khiết hoặc hổn hợp, khí Argon được dùng để bảo vệ kim loại nung chảy khỏi sự nhiễm bẩn của môi trường.
Cắt: trong ứng dụng cắt plasma của hộp kim đen và không-đen, khí Argon được sử dụng thể tinh khiết ở nhiệt độ rất cao.
Chất lượng:
Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, Argon có độ tinh khiết sau đây: Ar 5.0, Ar 5.5, Ar 6.0
Phương thức cung cấp: Có thể cung cấp Argon ở dạng lỏng và khí tùy theo nhu cầu và chất lượng yêu cầu
Cung cấp bằng chai khí cao áp (Cylinder): 10L, 41L, 47L, 50L (Áp suất nạp: 150 – 200 bar)
Cung cấp bằng bình chứa lỏng mini như: XL-45, XL-45HP
Cung cấp bằng bồn chứa khí lỏng kèm bộ hóa hơi: SCS-Series (3300L, 6000L, 10.000L, 20.000L,..vv)
tags: khi Argon, khi co2, khi o2, khi n2, khi chuan, co2, c2h2, khi cong nghiep, argon

Ôxy Khí , Oxy lỏng

guyên tố hoá học phổ biến nhất trên hành tinh chiếm gần 50% về khối lượng của vỏ trái đất, nước và không khí. ở điều kiên thường (nhiệt độ phòng và áp suất không khí) oxy là chất không màu, không mùi và không vị.







Tỉ lệ khí: O2≥ 99,6% ;  N2  ≤ 4000 ; Ar  ≤ 4000 ; H2O ≤  5;   CnHm ≤ 0,5; CO2  ≤  1


Chai chứa Hệ số chuyển đổi
Dung tích chai (lít) Áp suất nạp
(bar)
Lượng khí (m3) m3 khí ở 20o,
 1 bar
Lít lỏng
ở Tb
 Kg

40

40

50
 


150

200

200
 


6

8

10
 


1

0,858

0,451

     1,165   

1

0,876

     1,331   

1,142

1


Đặc điểm chai: Chai màu xanh da trời, chữ Oxy màu đen
Đặc điểm thể: Khí nén, không độc hại.
Đầu nối van:  Van W22 x 1/14"
Van giảm áp: VENUS BS-3
Lắp ghép: Rắc co hoặc gông
B. Oxy y tế



 
 Tỉ lệ khí: O2 ≥ 99,5% ;  N2  ≤ 5000 ; Ar  ≤ 5000 ; H2O ≤  5 ;  CnHm ≤ 0,3;  CO2  ≤  1

Chai chứa Hệ số chuyển đổi
Dung tích chai (lít) Áp suất nạp
(bar)
Lượng khí (m3) m3 khí ở 20o,
 1 bar
Lít lỏng
ở Tb
 Kg

40


150


6


1

0,858

0,751

     1,165   

1

0,876

     1,331   

1,142

1

Đặc điểm chai: Chai màu xanh da trời, chữ Oxy màu đen
Đặc điểm thể: Khí nén, không độc hại.
Đầu nối van:  Van QF-8, GB7307G1/2
Van giảm áp: YH-YX-10L
Lắp ghép: Rắc co

+ Ứng dụng của oxy:
Oxy được ứng dụng rộng rải trong đời sống, trong công nghiệp và một số lĩnh vực khác, có thể nêu ra một số ứng dụng cơ bản sau:
-         Công nghệ hàn Oxy – Acetylene.
-         Công nghệ luyện kim: tinh luyện thép, gang, đồng , sắt và các kim loại khác.
-         Công nghệ làm kính.
-         Công nghệ hoá chất: Oxy hoá Acetol Dehide thành Axit Acetic, tạo khí hoá than, khí dầu trong hoá dầu, lên men trong sản xuất được, Oxy hoá H2S thành SO2.
-         Công nghệ thực phẩm: lên men, bảo quản thịt.
-         Bảo vệ môi trường xử lý nước.
-         Y tế: Khí thở, khí hỗn hợp cho chuẩn đoán và gây mê.
-         Hàng hải: Khí hổn hợp cho lặn.
-         Công nghệ đo lường.
-         Công nghê điện tử, thông tin.
+ Đặc tính:
-         Các nguy cơ chính: Thúc đẩy mạnh sự cháy, nguy cơ áp suất cao
-         Giới hạn nổ: Không
-         Khả năng gây cháy: Oxy hoá mạnh
-         Phân tử lượng: 32.0
-         Dung tích riêng ở 200C: 0.751 M3/kg

-         Tỷ trong riêng (Không khí =1) ở 200C:  1.105
-         Nhiệt độ tới hạn: - 1180C 



Oxy Khí Công nghiệp đóng chai 40 lít áp suất 150 bar

Bơm Oxi lỏng vào téc vận chuyển để cung cấp cho khách hàng tại Xí nghiệp Khí Công nghiệp Hoài Bắc

Công suất lắp đặt dàn bay hơi

àn bay hơi Oxy, Nitơ, Argon, CO2 lỏng đã phàn nàn rằng công suất hóa hơi của dàn không đủ điều kiện khi vận hành vào mùa đông, khi nhiệt độ không khí ngoài trời xuống thấp đến 10-150C, dẫn đến dàn bay hơi phủ kín tuyết trắng. Hơi lạnh còn dẫn đến đường ống khí tới các thiết bị đo lường, áp suất, điều áp,…. có thể làm các thiết bị này hỏng. Câu hỏi đặt ra là việc lựa chọn công suất hóa hơi của dàn đã đúng chưa, các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn công suất phù hợp ….? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho khách hàng những câu hỏi như vậy.

Việc thiết kế công suất hóa hơi của dàn bay hơi sử dụng không khí đối lưu tự nhiên ( Ambient Air Vaporisers) dựa trên chuẩn là khí n2 ở các điều kiện môi truờng sau đây:
dan-hoa-hoi-thong-so-1
Như vậy có nghĩa là sự thay đổi các điều kiện chuẩn ở trên sẽ dẫn đến lưu lượng hóa hơi của dàn bay hơi thay đổi theo.

Ta có 3 yếu tố cơ bản làm thay đổi lưu lượng háo hơi của dàn bay hơi:

- Yếu tố thời gian vận hành liên tục

- Yếu tố loại khí hóa hơi

- Yếu tố môi trường làm việc mà cụ thể ở đây là nhiệt độ môi trường.

Cần phải đưa vào mỗi yếu tố trên một hệ số điều chỉnh phù hợp. Sau đây ta sẽ xét hệ số điều chỉnh của từng yếu tố:

1. Hệ số điều chỉnh thời gian vận hành liên tục (ký hiệu là cd)

Biểu đồ sau đây cho ta thấy rõ thời gian vận hành liên tục của dàn bay hơi ảnh hưởng như thế nào tới hệ số lưu lượng hóa khí.



Dan-hoa-hoi-bieu-do
- Đường cong 1 thể hiện sự vận hành dàn bay hơi ban ngày ở khu vực thông gió tốt, ngoài trời nắng hoặc trời quang mây.

- Đường cong 2 thể hiện sự vận hành dàn bay hơi không có gió và trong bóng râm.

2. Hệ số điều chỉnh loại khí hóa hơi(cf)

Dàn bay hơi thiết kế lấy Nitơ làm chuẩn với hệ số cf = 1. Với các loại khí hóa lỏng khác ta có hệ số điều chỉnh sau đây:


dan-hoa-hoi-cac-loai-khi

3. Hệ số điều chỉnh nhiệt độ môi trường(ct)

Nhiệt độ môi trường theo thiết kế là 200C, với điều chỉnh nhiệt độ môi rường ta có hệ số điều chỉnh sau đây:


dan-hoa-hoi-cong-suat

Kết luận: Với phân tích ở trên, lưu lượng khí hóa hơi thực tế của dàn bay hơi sẽ tính theo công thức: Ftt =Fo x cd x cf xct

Ví dụ: Dàn bay hơi công suất 100m3/h, sử dụng cho hóa hơi Oxy lỏng, vận hành liên tục 12h/ngày, ở điều kiện nhiệt độ môi trường bình quân 25 0C thì công suất hóa hơi sẽ là:

Ftt= 100 x 0,88 x 0,88 x 1,05 = 81.3 m3/h

Sản xuất xăng từ CO2 và ánh mặt trời

2 và ánh mặt trời

Công nghệ mới của các nhà khoa học đến từ Mỹ có thể giúp tạo ra một loại nhiên liệu mới cho ô tô được ‘quang hợp’ từ khi CO2 và năng lượng mặt trời.
CO2120710 Sản xuất ‘xăng’ từ khí CO2 và ánh sáng mặt trời
Các phản ứng năng lượng mặt trời có thể tạo ra khí carbon monoxide (CO) từ khi CO2 . Những phản ứng tương tự như vậy cũng có thể được sử dụng để biến nước thành khí hydro và oxy. Những chất khi được tạo ra này sau đó có thể phản ứng với nhau cùng với chất xúc tác để tạo ra nhiên liệu hydrocarbon theo một công nghệ được gọi là Fischer-Tropsch.
Loại nhiên liệu hỗn hợp này cũng tương tự với các loại nhiên liệu đang được sử dụng cho ô tô hiện nay. Nếu loại nhiên liệu mới này được tạo ra hoàn toàn từ CO2 trong bầu khí quyển, điều này sẽ giảm ô nhiễm không khí một cách đáng kể vì khi CO2 sẽ được quay vòng thành một vòng tuần hoàn.

Các nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm quốc gia Sandia ở Albuquerque, bang New Mexico (Mỹ) đã tạo ra một hệ thống bao gồm một động cơ CR5, có khả năng lấy khí CO2 thải ra từ các nhà máy phát điện. Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng có thể lấy khí CO2 trực tiếp từ không khí.
Ngoài ra, hệ thống này cũng sử dụng một tấm gương cầu khổng lồ để thu năng lượng mặt trời vào hai thùng chứa được phân cách bởi các vòng oxyt xeri.
Khi các vòng này quay chúng sẽ tạo nhiệt độ 1.500 độ C và giải phóng khí oxy vào một trong các thùng chứa. Sau đó các vòng oxyt xeri đã loại bỏ oxy được chuyển sang một thùng chứa khác có chứa khí CO2. Phản ứng giữa các vòng oxyt xeri và khi CO2 sẽ giúp tạo ra khí CO.
Từ những sản phẩm thu được các nhà khoa học sẽ kết hợp để tạo ra nhiên liệu hydrocarbon.
Trước đó, một nhóm nghiên cứu khác của Viện Kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ đã sử dụng một hệ thống tương tự như trên nhưng sử dụng oxyt canxi, oxyt kẽm và hơi nước để tạo ra khí hydro và CO. Ưu điểm hệ thống của các nhà khoa học Thụy Sỹ là có thể sử dụng khi CO2   trong không khí.
Tuy nhiên, hiện tại cả hai hệ thống trên đang gặp phải nhưng vấn đề khó khăn. Hệ thống của nhóm ở New Mexico chỉ hoạt động được khoảng vài giây trong một lần, trong khi đó phiên bản của nhóm khoa học đến từ Thuỵ Sỹ chỉ có công suất rất nhỏ khoảng 10 Kw. Vì thế, cả hai hệ thống này cần phải được nghiên cứu cải thiện nếu như muốn áp dụng vào thực tế.
“Tạo ra nhiện liệu sạch từ năng lượng mặt trời đang là một hướng đi hứa hẹn giúp đảm bảo nguồn năng lượng của thể giới và giảm thiểu CO2”, tiến sĩ Ken Caldeira thuộc Viện Nghiên cứu Carnegie ở Đại học Stanford (Mỹ) khẳng định.

Công nghệ thu hồi CO2


Thuật ngữ “thu hồi và lưu giữ carbon” (CCS) dùng để chỉ nhóm các công nghệ giúp giảm lượng khí thải CO2 từ các nguồn phát sinh chủ yếu, qua đó làm giảm tác động tới quá trình biến đổi khí hậu. Thay vì thải vào bầu khí quyển để lượng khi CO2 tích tụ mỗi ngày, công nghệ CCS thực hiện thu hồi và sau đó lưu trữ khí này trong các “kho chứa”. Bài viết dưới đây trình bày các công nghệ lưu trữ CO2 nằm ngoài quá trình hấp thụ carbon tự nhiên của thực vật, đất và đại dương.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà máy điện quy mô lớn là “ứng viên” phù hợp nhất cho công nghệ thu giữ, tách lọc, lưu trữ hoặc tái sử dụng CO2 vì đó là nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất bên cạnh các cơ sở công nghiệp khác như nhà máy sản xuất xi-măng, chưng cất cồn, sản xuất hydro…
Công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2
Quy trình CCS hoàn chỉnh bao gồm bốn bước cơ bản: 1/ thu CO2 từ nhà máy điện hoặc các nguồn tập trung khác; 2/ vận chuyển CO2 đến địa điểm lưu giữ thích hợp; 3/ bơm CO2 vào các kho chứa ngầm; 4/ giám sát quá trình bơm khi CO2 và đảm bảo CO2 được cô lập hoàn toàn.
Trong khi về mặt kỹ thuật, tính khả thi của CCS trong các tầng địa chất đã được chứng minh trong nhiều ứng dụng khác, công nghệ này lại gần như không được ngó ngàng tới cho đến khi các quy định về cắt giảm khí thải được ban hành nhằm giảm thải lượng CO2 vào khí quyển. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy độ rủi ro của phương pháp này là không đáng kể thì khả năng phổ biến rộng rãi các công nghệ CCS vẫn có thể bị giới hạn vì chính sự mới mẻ của nó và vì thiếu sự kết nối toàn diện của công nghệ.
Thu khí CO2
Bước đầu tiên của quá trình CCS là thu hồi khi CO2 tại nguồn sinh khí và nén lại để vận chuyển và lưu trữ. Hiện tại, có ba phương pháp chính được ứng dụng để thu hồi CO2 từ các cơ sở công nghiệp lớn hoặc từ các nhà máy điện: 1/ thu khí sau khi đốt, 2/ thu khí trước khi đốt và 3/ thu khí nhờ đốt than bằng oxy tinh khiết.
Ở các nhà máy điện, các hệ thống thu hồi khi CO2 thương mại hiện tại có thể vận hành với hiệu suất 85 – 95%. Các kỹ thuật thu giữ CO2 vẫn chưa được ứng dụng cho các nhà máy có công suất lớn hơn 500 MW.
Thu khí sau khi đốt
Đây là quá trình tách khi CO2 từ ống khói sau khi đốt các nhiên liệu hóa thạch hoặc sinh khối.
Hiện có rất nhiều công nghệ thương mại có thể thực hiện bước này, trong đó một số sử dụng các dung môi hóa học có khả năng thu giữ một lượng lớn khi CO2 từ các ống khói.

Quá trình thu hồi khí CO2 sau khi đốt. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Thu khí trước khi đốt
Quá trình này tách khi CO2 từ nhiên liệu bằng cách kết hợp nó với khí hoặc hơi nước để đốt cháy và lưu giữ luồng khi CO2 đã được tách ra.
Hiện nay người ta thường dùng công nghệ cải hóa khí tự nhiên bằng hơi nước, trong đó hơi nước được sử dụng để tách hydro từ khí tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu không có quy định ràng buộc về pháp lý hoặc hỗ trợ về tài chính thì các nhà máy sẽ không áp dụng các biện pháp thu hồi khi CO2 trước khi đốt trong hệ thống năng lượng của mình.
Quá trình thu hồi khí CO2 trước khi đốt. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)

Một số ý kiến cho rằng tách khí CO2 trước khi đốt là yêu cầu kỹ thuật cần thiết cho quá trình chuyển hóa than thành nhiên liệu lỏng nhờ các phản ứng hóa học. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, bản thân quá trình chuyển hóa than đá thành nhiên liệu lỏng cũng thải khi CO2, và các sản phẩm nhiên liệu lỏng khi cháy cũng là nguồn sinh khi CO2.
Kỹ thuật thu hồi khí trước khi đốt ứng dụng trong công nghệ sản xuất nhiên liệu lỏng từ than đá sẽ làm giảm tổng lượng khi CO2 thải ra, mặc dù sau đó chất khí này vẫn là sản phẩm tất yếu khi các loại nhiên liệu lỏng được tiêu thụ trong vận tải hoặc phát điện.
Thu khí nhờ đốt nhiên liệu bằng oxy
Ở quá trình này, oxy sẽ được dùng làm khí đốt để thải ra một hỗn hợp khí với thành phần chủ yếu là CO2 và nước dễ dàng phân tách, sau đó khi CO2 có thể được nén, vận chuyển và lưu trữ.
Kỹ thuật này hiện vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, một phần là vì nhiệt độ cháy của oxy tinh khiết (khoảng 3.500oC) là quá cao đối với nhiên liệu của các nhà máy phát điện thông thường.
Quá trình thu hồi khí CO2 khi đốt oxy. (Nguồn: Trung tâm Thu hồi và Lưu giữ carbon Scotland.)
Vận chuyển CO2
Một số giải pháp vận chuyển khi CO2 đã được vận dụng trong thực tế, tuy nhiên, hầu hết mới chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ.
Dùng đường ống là phương pháp vận chuyển khi CO2 phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Hiện nay, có hơn 5.800 km đường ống vận chuyển khí CO2 ở nước này, chủ yếu để phục vụ các khu khai thác dầu khí.
Tương tự như vận chuyển sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên, đường ống vận chuyển khí CO2 đòi hỏi chú trọng đến thiết kế, giám sát rò rỉ và bảo vệ đường ống khỏi áp lực cao, đặc biệt đối với đoạn ống đi qua khu dân cư.
Tàu biển có thể được dùng để vận chuyển CO2 ở khoảng cách xa hay sang nước khác. Trên thế giới, các loại chất đốt hoá lỏng tự nhiên, propan và butan thường được vận chuyển bằng tàu biển tải trọng lớn.
Các loại phương tiện vận tải đường bộ cũng có thể sử dụng để vận chuyển khi CO2 nhưng phương án này không kinh tế nếu triển khai hoạt động CCS trên quy mô lớn.
Chi phí cho vận chuyển bằng đường ống dao động tùy thuộc vào giá thành xây dựng, phí vận hành, bảo trì, quản lý và các khoản phí khác. Đối với loại hình vận chuyển này, lưu lượng và khoảng cách vận chuyển là những yếu tố chủ yếu để xác định chi phí. Ngoài ra còn phải tính đến vị trí địa lý của đường ống (ở trên bờ hay ngoài khơi) và mức độ tắc nghẽn lưu thông dọc tuyến đường vận chuyển (có gặp núi, sông lớn và có đi qua vùng băng tuyết bao phủ hay không).
Chi phí vận chuyển hàng hải hiện mới chỉ được ước tính vì trên thực tế vẫn chưa có hệ thống vận tải khí CO2 quy mô lớn (cỡ hàng triệu tấn CO2/năm) nào hoạt động. Đối với những khoảng cách xa hơn 1.000km và lưu lượng nhỏ hơn vài triệu tấn CO2/năm thì chi phí vận chuyển hàng hải có thể thấp hơn vận chuyển bằng đường ống.

Đá khô là gì

gì?

Đá khô là CO2 ở dạng rắn. Chúng được tạo thành từ khí CO2 trong quá trình sản xuất công nghiệp. Khi khí CO2 được nén ở áp suất cao và nhiệt độ thấp.

2. Đá khô có độc không?

Vì đá khô là khí CO2 ở dạng rắn và lạnh nên không có hại cho sức khỏe. Khác với carbon monoxit( CO) sẽ rất độc nếu hít phải. Nhưng cũng không được ngủ cùng với đá khô vì khí CO2 cũng không phải duy trì sự sống. Và chú ý là không chạm trực tiếp vào đá khô để tránh bị bỏng lạnh. Tránh xa tầm tay của trẻ em.

3. Tôi có thể sử dụng đá khô để làm gì?

Đá khô có thể sử dụng để bảo quản thực phẩm, bảo quản mô sinh vật và thiết bị y tế, vệ sinh công nghệp, tạo khói, giữ hoa nở chậm và lâu...

4. Tại sao tôi nên sử dụng đá khô để bảo quản thực phẩm thay nước đá?

Đá nước có ưu điểm là rẻ, dễ sản xuất. Nhưng đá khô có những ưu điểm vượt trội hơn nhiều.

- Đá khô lạnh hơn nên bảo quản được lâu hơn

- Đá khô rất sạch khi sử dụng vì đá CO2 chỉ thăng hoa chứ không bị chảy nước.

- Đá khô khi thăng hoa thì tạo thành một lớp khí CO2 bao bọc thực phẩm làm ức chế vi sinh vật giúp thực phẩm tươi lâu và có mùi vị tự nhiên.

- Đá khô là sử dụng khí CO2 thải trong quá trình sản xuất công nghiệp nên sử dụng đá khô là bạn đã góp phần bảo vệ môi trường.

5. Tôi có phải lưu ý gì khi sử dụng đá khô?

Bạn không nên bảo quản đá khô trong hộp kín hoàn toàn, không nên chạm trực tiếp vào đá khô, không ngủ cùng với đá khô trong phòng kín( khi đá khô không nằm trong thùng bảo quản), không nên cho nhiều đá khô vào tủ lạnh vì nhiệt độ quá thấp của đá khô có thể làm hỏng tủ lạnh.

6. Tôi có thể mua đá khô ở đâu?

Bạn có thể mua đá khô ở các cửa hàng phân phối đá khô ở gần khu vực mình sinh sống hoặc liên hiện với chúng tôi để được chuyển hàng đến tận nơi.